Những chuẩn bị cần thiết cho du học sinh

Bài viết là một số tổng hợp ý kiến chia sẽ, nhận xét về việc các bạn học sinh chọn Du học Mỹ, hy vọng các bạn sẽ có thêm được một số chuẩn bị chu đáo cho chuyến du học dài ngày của mình…

Các bạn Sinh viên Việt Nam vào học tại các trường đại học ở Mỹ là một vinh dự lớn nhưng đồng thời các bạn cũng sẽ gặp nhiều gian nan, thử thách. Một số SV Việt Nam đã có lúc chán nãn vì sự phức tạp của việc chọn trường, nơi sinh hoạt, kể cả khó khăn về tài chính. Các bạn nên kiên trì với quyết định của mình vì điều quan trọng cho thành công trong việc xin Visa tùy thuộc vào sự chuẩn bị chu đáo, những cơ hội, kể cả rủi ro, những phát sinh trong quá trình làm hồ sơ và hoàn tất những bước cần thiết đúng thời gian quy định…

Dưới đây là những điều NÊN và KHÔNG NÊN LÀM trước khi bạn gởi hồ sơ xin nhập học vào một trường đại học Mỹ.

Các bạn NÊN:
1. Đọc kỹ tất cả những hướng dẩn trong đơn ghi danh
2. Để chúng tôi đọc và duyệt xét từng phần một của đơn xin nhập học, giải thích cho các bạn.
3. Đính kèm những gì có thể làm cho bạn nổi bật hơn những học sinh khác (ví dụ: bằng khen, khả năng đặc biệt về thể thao, âm nhạc, v.v…)
4. Photocopy mọi tài liệu, đơn từ bạn sẽ gửi đi

Các bạn KHÔNG NÊN:
1. Không nên trì trệ để qua ngày mà không làm ngay những giấy tờ có thể làm ngay hôm nay.
2. Không nên thiếu thành thật, khai những điều không thể che giấu trong hồ sơ của bạn.
3. Không nên viết cẩu thả, sai chính tả hoặc bôi xóa trong đơn ghi danh hoặc những giấy tờ cần thiết.
4. Không nên viết tắt vì có thể là Bạn hiểu ý nghĩa của chử viết tắt, nhưng người khác thì có thể không hiểu được.
5. Không nên bỏ mặc sau khi điền đơn. Bạn nên thường xuyên liên lạc với chúng tôi để biết ngay tình trạng hồ sơ của mình.

Bạn nên nhớ là để có được visa Du học Mỹ, bạn phải vượt qua vòng phỏng vấn, và đây là những điều bạn nên suy nghĩ trước:

1. Tại sao bạn chọn du học ở Mỹ?
Một số đông sinh viên đến du học ở Mỹ vì nhận thức được những cơ hội tốt của nền học vấn đem đến do sự đa dạng của nền giáo dục Mỹ. Có cả hơn 600 ngành học ở hơn 3000 trường đại học. Riêng bạn có lý do gì khác không ? Nếu có thì nó là gì ? Hãy TRUNG THỰC kể cho chúng tôi nghe điều này. Bạn cũng nên nhớ rằng học vấn, không phải chỉ vì một mục đích ngắn hạn là kiếm được tiền, hay trong một thời điểm nào đó, mà học vấn là điều kiện mở ra cho Bạn con đường của sự nghiệp, tương lai của bạn. Hơn thế, nó còn là hoài vọng của gia đình bạn về một tương lai của bạn. Bạn có thể xem xét 10 nghề đang phát triển nhanh nhất ở Mỹ và so sánh với các ngành nghề ở Việt nam đang cần để phát triển đất nước hoặc ngành nghề hợp với sở thích hay sở trường hoặc tài năng của bạn.

Bảng liệt kê đưới đây cho ta biết những ngành nghề nào có nhiều người làm nhất trong năm 1998 và dự đoán số người sẽ làm về ngành nghề đó trong mười năm tới tức là năm 2008 và số lượng thay đổi bao nhiêu và tỷ lệ thay đổi so với năm 1998. Các bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin tại trang: Occupational Outlook Handbook US Bureau of Labor Statistics

2. Tìm hiểu về những cơ hội cho bạn: Bạn tự trả lời những câu hỏi về nhu cầu và ý thích riêng của bạn.
Muốn học ngành gì, kỹ sư hay kinh tế, y khoa hay khoa học
Muốn ở tiểu bang nào hay thành phố nào, ở California có đông cộng đồng người Việt hay miền bắc lạnh lẽo
Trường đại học bạn dự định theo học ở thành phố lớn hay ở ngoại ô, hay ở thành phố nhỏ
Đời sống cùa sinh viên ở trường ấy như thế nào
Tiến trình xin nhập học có đòi hỏi nhiều ganh đua không
Bước 3 – Tham khảo ở những Trung tâm Cố vấn về Du học
Những trung tâm này thường trực thuộc Dịch vụ Thông tin của chính phủ Mỹ (United States Information Services) hoặc Tòa Đại sứ hoặc toà Lãnh sự Mỹ. Bạn cũng có thể tham khảo về du học tại Thư viện Quốc gia.
Bước 4 – Nộp đơn và hồ sơ vào trường đại học
Bắt đầu tiến trình xin nhập học càng sớm càng tốt ngay sau khi bạn đã quyết định trường đại học nào thích hợp nhất cho bạn, ít nhất một năm trước khi ngày bạn dự định nhập học. Nên nhớ gửi tất cả giấy tờ và hồ sơ cần thiết cùng với đơn xin nhập học, các trường đại học thường chỉ xét đơn bạn khi họ nhận đầy đủ tất cả hồ sơ cần thiết.
Bước 5 – Phí tổn
Phí tổn cho du học ở Mỹ gồm có nhũng phí khoảng nào. Dưới đây là một thí dụ điển hình của phí tổn cho trường đại học 4 năm tư và công.
Phí tổn @ Đại học tư / Đại học công (số liệu đầu tiên là tại ĐH tư, số phí sau là ĐH công)

Học phí và lệ phí (tuition & fees) $14.508 (+) / $3.243 (+)

Sách vở và dụng cụ (books & supplies) $ 667 / 662

Nơi ở trọ và ăn uống (room & board) $ 5.765 / $ 44.530

Phương tiện di chuyển (transportation) $ 547 / $ 612

Phí tổn cá nhân (personal expenses) $ 1.046 / $ 1.411

Tổng cộng: $ 22.533 >< $ 10.458

Ghi chú: Bảng liệt kê này chỉ là một thí dụ cho bạn có khái niệm về phí tổn cho việc học tập và sinh hoạt ở một đại học Mỹ. Phí tổn này là cho sinh viên Mỹ đi học ở những trường ở tại tiểu bang mình ở. Ngay cả sinh viên Mỹ ở ngoài tiểu bang mà trường đại học đang tọa lạc họ củng phải trả học phí (tuition) đắt hơn. Trung bình người học sinh ở ngoài tiểu bang phải tốn thêm khoảng 5.000 đô la cho đại học công. Thông thường sinh viên ngoại quốc phải trả học phí cao hơn cả sinh viên ngoài tiểu bang.

Học phí và lệ phí (Tuition & fees)
Tuition là học phí cho việc giảng dạy, thường tính theo tín chỉ (credit), chẳng hạn 150 đô la mỗi tín chỉ. Du học sinh phải lấy tối thiểu 12 tín chỉ để hội đủ điều kiện là sinh viên du học với dạng sinh viên F-1. Fees là lệ phí cho những dịch vụ trường đại học cung cấp cho bạn chẳng hạn như thư viện, sinh hoạt sinh viên, hay bệnh xá. Nếu những dịch vụ này bạn cảm thấy là cần thiết cho bạn thì nên nghiên cúu thêm ở trường bạn muốn tới học.

Sách vở và dụng cụ học tập
Mỗi sinh viên nào cũng phải sắm sách vở, giấy bút, và những đồ dùng học tập cần thiết khác. Có những lớp đòi hỏi bạn phải mua dụng cụ đăc biệt cho lớp đó, chẳng hạn như cọ vẽ cho lớp mỹ thuật, dụng cụ kỹ nghệ họa cho lớp này. Bạn có thể mua sách củ với giá rẻ hơn, nhưng nên đợi khi vào lớp rồi, giáo sư sẽ cho bạn biết sách nào phải mua, và nên nhớ là phải xem xét chắc chắn là đúng với lần xuất bản (edition) mà các giáo sư sẽ dùng. Nếu bạn thấy cần thiết phải sắm máy vi tính thì nên chuẩn bị thêm phí tổn này.

Nơi ở trọ
Phần đông trường đại học có nơi ở trong khung viên đại học như là đại học xá hay chung cư. Thường thường chổ ở trong trường giới hạn, ít hơn nhu cầu của sinh viên nên trường đại học có thể sẽ cho các sinh viên rút số và các sinh viên lớp trên được quyền ưu tiên hơn để chọn chổ ở.

Ăn uống
Có nhiều kiểu ăn uống khác nhau cho sinh viên lựa chọn. Có trường áp dụng hệ thống bao ăn (all-you-can-eat) bạn có thể lấy thêm thức ăn lần thứ nhì hoặc lần thứ ba mà không phải trả thêm tiền. Những trường khác có thể áp dụng hê thống điểm, bạn mua một số điểm cho mỗi lục cá nguyệt và bạn sẽ dùng điểm này để mua thức ăn. Do đó nếu bạn ăn nhiều sẽ tốn nhiều điểm và dĩ nhiên là tốn kém hơn vì bạn đã phải trả tiền cho những điểm này.

Phương tiện di chuyển
Nếu bạn không ở trong khung viên đại học, hằng ngày đến trường bạn phải có xe hơi, nếu không bạn phải dùng phương tiện di chuyển công cộng như xe bus hay những phương tiện di chuyển khác. Sau khi đến ở một thời gian, bạn có thể làm quen với những sinh viên khác trong trường để đi nhờ xe và phải chia tiền phí tổn với những sinh viên này.

Phí tổn cá nhân
Dĩ nhiên bạn cũng cần phải tiêu xài cho những việc cần thiết như giặt giũ, đồ dùng vệ sinh, hoặc những sinh hoạt giải trí khác như máy hát, tivi, đi cinê, hoặc ăn uống cuối tuần, hoặc những sinh hoạt giải trí khác.

Chúc các bạn may mắn.

thẻ xanh mỹ sưu tầm