Một số kinh nghiệm thi IELTS
Chịu khó đọc sách tiếng Anh thật nhiều, đọc sách sẽ giúp các chúng ta nhớ từ vựng, mẫu câu, ngữ pháp một cách tự nhiên. Không nên dùng nhiều từ điển, chỉ dùng từ điển với những từ liên tục lặp lại trong sách (từ quan trọng, thường gặp). Còn lại thì hãy cố đọc, nắm đc ý, hiểu được bài và tự hiểu nghĩa của từ. Đây cũng là quá trình bạn làm khi thi IELTS. Luyện đọc IELTS thật kĩ, lấy chất lượng bù số lượng. Sau mỗi câu sai cố gắng hiểu xem tại sao mình sai để lần sau không bao giờ mắc lại. Đề thi thường dùng các từ đồng nghĩa, hoặc đảo vị trí các từ trong câu, nói chung là biến đổi 1 chút, cố gắng làm quen và trở nên nhạy cảm với việc này.
Study:
– Chịu khó đọc sách tiếng Anh thật nhiều, đọc sách sẽ giúp các chúng ta nhớ từ vựng, mẫu câu, ngữ pháp một cách tự nhiên.
– Không nên dùng nhiều từ điển, chỉ dùng từ điển với những từ liên tục lặp lại trong sách (từ quan trọng, thường gặp). Còn lại thì hãy cố đọc, nắm đc ý, hiểu được bài và tự hiểu nghĩa của từ. Đây cũng là quá trình bạn làm khi thi IELTS.
– Luyện đọc IELTS thật kĩ, lấy chất lượng bù số lượng. Sau mỗi câu sai cố gắng hiểu xem tại sao mình sai để lần sau không bao giờ mắc lại.
– Đề thi thường dùng các từ đồng nghĩa, hoặc đảo vị trí các từ trong câu, nói chung là biến đổi 1 chút, cố gắng làm quen và trở nên nhạy cảm với việc này.
On the test:
– Đọc lần lượt, đọc xong câu nào chắc câu đó, xong câu nào ghi luôn vào answer sheet bởi nếu bạn viết vào booklet sau đó mới transfer vào answer sheet thì sẽ ko đủ thời gian
– Không nhảy bài, nhảy đoạn. Cố gắng làm theo thứ tự đã cho của bài để ko bị lẫn lộn.
– Tuy nhiên, nếu 1 passage mà cho phần điền headings ngay đầu tiên, hoặc phần summary (fill in blanks) thì mình sẽ bỏ qua phần đó, làm các câu sau đó. Bởi sau khi làm xong các câu sau đó bạn đã hiểu khá rõ về bài đó nói gì, lúc đó có thể trả lời phần headings và summary dễ dàng rồi.
– Luôn cố gắng làm nhanh nhất có thể, cẩn thận là tốt, nhưng ko nên cẩn thận quá mà làm phí thời gian ko cần thiết. Ví dụ hôm mình làm bài reading, bài mình spent khoảng 15 phút bài 1, bài1 hơi khó 1 chút, bài 2 cực dễ, bài 3 rất khó 10 phút bài 2, 30 phút bài 3, 5 phút còn lại để check xem có mắc phải lỗi ngớ ngẩn nào ko.
2.Listening
Study:
-Các bạn chịu khó nghe radio trên BBC, ko nghe đi nghe lại nhiều, chỉ nghe tối đa 3 lần bởi nghe đi nghe lại thì hiệu quả nghe sẽ giảm dần.
-Các bài nghe IELTS cũng nên được nghe lại nhiều lần. Tốt nhất là nghe 3 lần, 1 lần nghe để làm bài, lần 2 nghe lại để xác định các câu mình sai, sai ra sao. Tiếp lần 3 vừa nghe vừa nhìn vào tapescript để hiểu rõ hơn cách phát âm và diễn đạt ý, hiểu được mình sai chỗ nào, yếu chỗ nào để tìm cách cải thiện.
On the test:
– Ngay khi được giao bài giở ngay section 4 coi, bởi section 4 là phần khó nhất mà cũng được ít thời gian nhất, bạn chỉ có khoảng hơn 30 giây để xem trước 10 câu hỏi của phần này liền 1 lúc (ko như các phần khác mỗi phần thường được chia làm 2). Do đó nắm đc 1 chút ý của section 4 là rất cần thiết. Section 1 thường khá dễ do đó ko cần nhiều thời gian để xem trước.
– Sau khi xem qua section 4, nếu còn time mình sẽ xem qua section 3. Mình bắt đầu xem section 1 khi băng bắt đầu tua đến đoạn example cho section 1.
– Mỗi khi xem qua, các bạn cũng nên đánh dấu những câu mà mình cần chú ý. Ví dụ mình luôn đánh dấu các câu có khả năng phải dùng số nhiều, bởi khi nghe thì mình tập trung nghe ý chứ vô cùng hay mất điểm phần ko nghe rõ từ, nên ko chú ý đến số ít số nhiều này.
– Tuyệt đối không dừng lại ở 1 câu quá lâu, dừng lại quá lâu ở câu này có thể sẽ ko nghe được câu sau. Hoặc thảm nhất là bỏ qua cả 1 xâu chuỗi các câu hỏi, như thế thì chỉ có cách đi nộp tiền thi lại luôn ngay sau khi thi xong.
1 câu nào bạn ko làm được thì cứ bỏ qua, đánh dấu ? vào đó để lát sau nghe xong cả bài thì quay lại, vẫn sẽ nhớ được 1 chút để điền vào, đừng lo. Đừng mạo hiểm cố 1 câu để rồi mất cả 1 section
3.Writing
Study:
– Chịu khó đọc sách thật nhiều để học cấu trúc và từ vựng
– Mình chỉ dùng 2 sách học viết là Academic Writing và Insight into IELTS (extra), luyện viết theo bài, sau đó đóng sách lại thử viết lại đoạn đó sao cho giống với giọng văn. Có thể bạn nghĩ là hơi giống vẹt nhưng đây là cách tốt nhất để học cấu trúc của người ta và áp dụng vào bài của mình.
– Không cần học kĩ phần process nếu bạn ko có nhiều time, khả năng có phần này rất thấp, chỉ cần học qua để biết cách làm, còn theo ý mình bạn có tốn thời gian học phần này thì nếu chẳng may gặp nó thì cũng xác định sẵn là điểm kém
– Trước khi thi cũng xem các bài writing mẫu trong Cambridge, tìm những chỗ hay trong model của examiner. Tìm chỗ dở trong các bài điểm kém của các thí sinh trước để tránh lặp lại.
On the test:
– Đọc đề task 2 trước, sau đó bắt tay vào làm task 1, nếu trong khi đang viết task 1 mà nghĩ ra ý thì đánh dấu vào outline cho task 2
– Cố gắng hoàn thành task 1 đúng thời gian (tốt nhất là sớm hơn 1 vài phút)
– Chú ý đếm số lượng các từ, tránh viết quá ngắn (sẽ bị trừ điểm) và quá dài (càng viết dài càng điểm càng kém). Môi dòng thường sẽ viết khoảng 10 từ, vậy task 1 thìànhiều lỗi cứ khoảng 16->20 dòng là đc, task 2 thì khoảng 25-30 dòng.
– Đặc biệt chú ý đến vấn đề thời gian, nếu sắp hết giờ mà bạn vẫn còn đang lung túng chưa viết xong body của task 2. Bỏ cách đấy và xuống viết ngay conclusion. 1 bài essay mà không có conclusion sẽ bị trừ điểm rất nặng. Nếu viết xong conclusion rồi thì lộn lên viết tiếp phần body cũng ko sao.
4.Speaking:
Phần này mình ko chuẩn bị gì cả, đúng hơn là chẳng biết chuẩn bị gì, ôn thế nào. Cứ thế nào thì đi thi thế đó thôi. Tuy nhiên cũng rút được 1 số kinh nghiệm trong phần này:- Nói chậm, rõ ràng, đủ ý như 1 bài viết ngắn. Có mở đầu, thân và kết luận.
– Không nên sử dụng tiếng lóng, nếu bạn là người sử dụng nhiều tiếng lóng thì cố gắng uốn lưỡi mấy lần trước khi nói. (Mình khi đi làm dùng slang quen rồi, đến khi thi ko có cách nào sửa được, đành chịu vậy!)
Một số lời khuyên khác:
– Nếu gặp khó khăn về cách xử dụng 1 từ nào đó, hãy sử dụng google, keyword là từ đó + điều bạn thắc mắc. Sẽ có câu trả lời rất nhanh chóng (tất nhiên là bạn cần phải có kĩ năng tìm kiếm tốt)
– Sử dụng wiktionary, dictionary.com để tra từ. 2 từ điển này có rất nhiều ưu điểm so với Oxford và Cambridge.
Chúc mọi người áp dụng những điều trên thành công nhé, nếu thấy không hợp với bản thân mình thì không nên áp dụng. Bởi personality mỗi người mỗi khác, cách học cũng khác nhau một trời một vực luôn.
Nên nhớ rằng chỉ cần bạn kiên định với cách học của bản thân và kiên trì theo đuổi mục tiêu, bạn sẽ thành công!
Chúc các bạn học và thi tốt!
thẻ xanh mỹ sưu tầm