Luật Di Trú đã thay đổi ra sao trong lịch sử Hoa Kỳ?

Luật Di Trú đã thay đổi ra sao trong lịch sử Hoa Kỳ?

Hai trăm hai mươi lăm năm qua, vào năm 1790, Quốc hội Hoa Kỳ đã thông qua luật quốc tịch đầu tiên, hạn chế việc cấp chứng chỉ công dân Mỹ cho những người da trắng có “tư cách đạo đức tốt” từng sống ở Hoa Kỳ ít nhất hai năm.

Kể từ năm 1875, Quốc hội đã thêm một số giới hạn về di trú. Một số những giới hạn này nhằm vào người Á Châu, bắt đầu từ việc hạn chế di dân từ Trung Hoa và sau đó cấm chỉ vấn đề di dân từ hầu hết những quốc gia ở Á Châu. Ngoài ra, còn có những giới hạn về một số người Á Châu tại một vài tiểu bang. Chẳng hạn như tại tiểu bang California, người Á Châu chưa có quốc tịch Mỹ thì không được phép làm chủ đất đai.

Năm 1932, Tổng thống Roosevelt đóng cửa vấn đề di dân trong thời kỳ Đại Khủng Hoảng. Số người di dân đã tụt xuống từ 236,000 người vào năm 1929 xuống còn 23,000 người vào năm 1933.

Năm 1952, luật pháp bắt đầu cho phép cấp một số chiếu khán (visa) hạn chế cho người Á Châu. Năm 1965, Đạo Luật Quốc TịchDi Trú ra đời, thành hình một hệ thống di trú mới hoan nghênh việc đoàn tụ gia đình và những di dân có năng khiếu thay vì chỉ giới hạn số chiếu khán cho từng quốc gia. Từ năm 1965, người di dân đã tràn ngập, hầu hết là những người sinh đẻ ở Á Châu và Châu Mỹ La Tinh, nhiều hơn cả Âu Châu.

Luật Di Trú đã thay đổi ra sao trong lịch sử Hoa Kỳ?

Đạo Luật Quốc TịchDi Trú cũng đã chấm dứt hệ thống di trú dựa trên nguồn gốc quốc gia. Và, cũng nhờ vào quy chế bảo lãnh gia đình theo thứ tự ưu tiên được cho vào luật di trú, nên vấn đề di dân hiện nay phần lớn là do truyền thống “di dân tiếp nối”. Điều này có nghĩa là những người di dân mới đây cũng đang sẵn sàng bảo lãnh cho thân nhân của họ.

Sau năm 1965, một số luật di trú đã chú tâm vào người tỵ nạn. Những luật này cho phép người tỵ nạn ở Đông Dương được di dân sang Hoa Kỳ, những người đã phải bỏ nước ra đi vì cuộc chiến khốc liệt trong thập niên 1970 và sau đó là những sắc dân khác, bao gồm người Hoa, người Nicaragua và người Haiti.

Năm 1986, Quốc hội ban hành một đạo luật quan trọng khác, đó là Đạo Luật Kiểm SoátCải Tổ Di Trú đã mang lại sự hợp pháp hóa cho nhiều triệu di dân bất hợp pháp, phần lớn là những di dân đến từ các nước ở Châu Mỹ La Tinh.

Năm 2012, Tổng thống Obama đã đưa ra một số tác động hành pháp, cho phép những thanh niên nam nữ đã nhập cảnh Hoa Kỳ bất hợp pháp khi còn thơ ấu, có thể nộp đơn xin tạm thời miễn bị trục xuất và được phép làm việc. Trong năm 2014, tổng thống đã nới rộng chương trình này (có tên gọi là Deferred Action for Childhood Arrivals, gọi tắt là DACA – tức Chương trình Tạm Hoãn Thi Hành (việc trục xuất) Những Người (đến Mỹ) Từ Thơ Ấu), và hoạch định một chương trình mới mang lại lợi ích cho một số cha/mẹ không có giấy tờ hợp pháp của công dân Mỹ và thường trú nhân. Sau đó, chương trình DACA được đề nghị nới rộng và chương trình mới (tức Deferred Action for Parents of Americans and Lawful Permanent Residents, gọi tắt là DAPA, tức chương trình Tạm Hoãn Thi Hành (trục xuất) Cha Mẹ của Công Dân Mỹ và Thường Trú Nhân Hợp Pháp), nhưng hiện nay đang bị trì hoãn cho đến khi Tối Cao Pháp Viện có quyết định trong năm 2016.

Số chiếu khán di dân được giới hạn bởi Quốc hội vẫn đang giữ ở con số 700,000 cho các loại chiếu khán làm việc, đoàn tụ gia đình theo thứ tự ưu tiên và thân nhân trực hệ (bao gồm vợ chồng, cha mẹ và con độc thân dưới 21 tuổi).

Di dân bất hợp pháp được ước đoán trên 1 triệu người mỗi năm đến Hoa Kỳ vào khoảng năm 2000, nhưng sau đó đã giảm xuống chừng 500,000 người mỗi năm. Về số 11 triệu di dân bất hợp pháp hiện đang ở Hoa Kỳ, có khoảng 40% người nhập cảnh là du khách, sinh viên du học hoặc công nhân làm việc tạm thời đã ở lại Hoa Kỳ sau khi chiếu khán hết hạn.

Lê Minh Hải – Báo Trẻ Online