15 lời khuyên cho bài luận vào đại học Mỹ từ các chuyên gia tuyển sinh
John Mahoney, Giám đốc Tư vấn Tuyển sinh Đại học Boston; Jenifer Desjarlais, Trưởng phòng Tuyển sinh và Hỗ trợ Tài chính Đại học Wellesley và Gail Berson, Phó Hiệu trưởng và Trường phòng Tư vấn Tuyển sinh Đại học Wheaton, những chuyên gia hàng đầu với nhiều năm kinh nghiệm đọc và chấm các bài luận nộp vào các trường đại học tại Mỹ, đã đưa ra những lời khuyên quan trọng cho sinh viên trong mùa tuyển sinh này.
Dưới đây là những lời khuyên của 3 chuyên gia tuyển sinh về những điều NÊN và KHÔNG NÊN làm để có được một bài luận hoàn hảo
1. Hãy kể một câu chuyện về bản thân bạn mà qua đó những nhà tuyển sinh có thể biết được bạn là ai, là người như thế nào
2. Hãy luôn đơn giản và ngắn gọn. Không cần thiết phải viết dài như tiểu thuyết vì các nhà tuyển sinh phải đọc hàng ngàn bài luận rồi
3. Tự lực cánh sinh, hãy viết bài luận của chính mình!
4. Sử dụng giọng văn của riêng bạn. Đây không phải là thời điểm thử nghiệm phong cách viết luận mới – vì vậy, giọng văn có vần điệu, hóm hỉnh, hoặc châm biếm sẽ không phải là dễ cho nhiều người và có lẽ đó không phải là phương pháp viết bài thông minh tại thời điểm này
5. Bỏ từ điển chuyên đề sang một bên. Sử dụng những từ “đao to búa lớn” không có nghĩa là bạn thông minh. Hãy sử dụng những từ mà bạn đã quen dùng trong đời sống thực tế
6. Đừng chọn viết về những chủ đề vĩ đại như Dự án Nghiên cứu Gen Con Người! Hãy chọn đề tài nào mà bạn thực sự hiểu rõ về nó. Đơn giản là vì các nhà tuyển sinh chỉ muốn hiểu thêm về bạn mà thôi
7. Khi bạn đang hào hứng kể về một người anh hùng hay một danh nhân nào đó, hãy cẩn thận. Đôi khi bạn sẽ sa đà vào việc kể quá nhiều về nhân vật đó và kết thúc bài luận mà quên mất việc kể về chính bản thân mình
8. Đừng để mắc những lỗi cơ bản. Những lỗi đánh máy, sai chính tả và ngữ pháp là cực kỳ nghiêm trọng
9. Khoe khoang về những gì mình đạt được không đồng nghĩa với sự thông minh
10. Bạn không cần phải trải qua những khó khăn lớn trong cuộc sống để có được một bài luận thuyết phục
11. Bạn không cần phải viết về một thành tựu lớn của mình để gây ấn tượng với nhà tuyển sinh
12. Những chi tiết nhỏ trong bài luận có thể là những “manh mối” tiết lộ về bản thân bạn nhiều nhất
13. Đừng để “nước đến chân mới nhảy”. Không nhất thiết bạn phải là người chiến thắng giải Pulitzer, nhưng bài luận của bạn phải được chuẩn bị thật kỹ càng và chu đáo
14. Hãy bắt đầu tập làm quen với những câu hỏi trước. Thận trọng trả lời “tại sao” hoặc “như thế nào” trong những câu hỏi là điều cực kỳ quan trọng
15. Đừng quá lo lắng về bài luận của mình! 🙂
Nguồn: yola – boston