Kết quả giáo dục Hoa Kỳ thua kém nhiều nước dù chi tiêu lớn nhất
Hoa Kỳ là một tronng những quốc gia chi tiêu cho giáo dục nhiều nhất nhưng kết quả không cao, hầu hết chỉ cáo các sinh viên học sinh thuộc giới dân giầu được thụ hưởng, theo sự đánh giá của OECD, tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế.
Hoa Kỳ chi dụng 7.3% tổng sản lượng quốc dân GDP về giáo dục, kể cả khu vực công và tư, cho các trường từ mẫu giáo đến đại học. Dù là mức cao nhất trên tế giới, OECD cho rằng không đạt được kết quả tương xứng.
Trước kia Hoa Kỳ là một trong những quốc gia đứng đầu thế giới về tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp đại học. Hiện nay tụt xuống hạng thứ 14, kém nhiều nước trong đó có Nam Hàn, Nga, Ireland, Canada.
Ở cấp giáo dục tiểu học, Hoa Kỳ cũng thua sút. Chỉ có hơn 50% trẻ em 3 tuổi vào mẫu giáo năm 2011 so với trên 90% ở các nước Âu Châu như Pháp, Ý, Na Uy.
Từ mẫu giáo lên tới lớp 12 nhiều học sinh bỏ học vì gia đình nghéo, đồng thời lương giáo viên hầu như không tăng trong khoảng thời gian từ 2000 đến 2011.
Andreas Schleicher, cố vấn về chính sách giáo dục của OECD nói rằng trong những thập kỷ 1960 và 1970, Hoa Kỳ đứng đầu tất cả mọi nước về giáo dục nhưng đến nay nhiều nước đã lập được thành quả tốt hơn nhiều.
Hội Đồng Quan Hệ Đối Ngoại trong một báo cáo mới đây, cảnh cáo rằng khả năng cạnh tranh toàn cầu của Hoa Kỳ sẽ bị đe dọa vì tình trạng giáo dục, hậu quả từ sự chênh lệch giầu nghèo gia tăng. Ở khu vực giáo dục cấp cao các trường tư, dành cho những sinh viên con nhà khá giả, có đủ ngân khoản cải tiến cơ sở và chương trình, trong khi hệ thống trường đại học cộng đồng và đại học công lập liên tục bị cắt giảm ngân sách.
Theo: Người Việt Online